Giỏ hàng

THÔNG ĐIỆP TỈNH THỨC SỐ 211

THÔNG ĐIỆP TỈNH THỨC SỐ 211

Một người cố chấp, bảo thủ đa phần đều vì sợ hãi. 
- Sợ mình sai thì sẽ phải thay đổi. 
- Sợ mình sai thì sẽ bị trừng phạt
- Sợ mình sai thì sẽ cảm thấy thua kém người khác
- Sợ mình sẽ không được yêu thương nếu mình sai
- Sợ mất mặt
- Sợ mất tiếng nói khi nhận sai
- Sợ niềm tự hào về bản thân bị sụp đổ
- Sợ mình sai thì người khác không còn tin mình nữa
- …

Vì những nỗi sợ vô hình ấy mà sinh ra tính cố chấp, bảo thủ, không dám thừa nhận cái sai của mình. 

Những nỗi sợ ấy cũng đều do tổn thương trong quá trình trưởng thành. Và để bảo vệ bản thân thì cái tôi tin rằng không nhận sai thì sẽ được an toàn. Còn nhận sai thì sẽ gặp nhiều đau khổ. 

Niềm tin ấy có thể đúng lúc chúng ta còn nhỏ. Nhưng nếu khi trưởng thành rồi mà vẫn giữ niềm tin ấy thì nó sẽ khiến chúng ta càng đau khổ hơn. 

Vậy thì chúng ta phải thay đổi niềm tin thế nào?

- Nhận sai là tốt, thay đổi là tốt vì nó giúp mình phát triển. Không biết cái sai và không biết thay đổi thì sẽ không thể tốt hơn được. Có khi sau này phải hối tiếc vì đã không thay đổi sớm. 
- Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại. Biết sai, nhận sai, sửa sai mới là người mạnh mẽ, sáng suốt. 
- Nhận sai không có nghĩa là thua kém người khác, mà đó là thể hiện của sức mạnh nội tâm. Vì chỉ có người có sức mạnh nội tâm mới dám nhận sai. 
- Không dám nhận sai trong khi ai cũng thấy mình sai thì đó mới là mất mặt. Nhận sai ngay cả khi không ai thấy mình sai thì đó mới thật là đáng kính trọng. 
- …

Đó là một vài ví dụ về việc thay đổi niềm tin sai lạc. Mỗi người sẽ có những bài học khác nhau trong cùng một trải nghiệm. Chúng ta nên dành thời gian thiền để nhìn thấu suốt hơn, từ đó thay đổi được những tư tưởng sai lạc tận gốc rễ. 

Minh Tịnh

Facebook Instagram Youtube
backtotop backtotop